Điền kinhlà một môn thể thao tổng hợp với nhiều phần thi cạnh tranh như chạy các cự ly khác nhau, nhảy xa, ném đĩa, ném lao… Đây là một trong những môn thể thao cổ điển, đơn giản và thường xuất hiện nhiều nhất trong các sự kiện thể thao quy mô lớn trên toàn cầu, hãy tham khảo thêm tại BK8.
Điền kinh là gì?
Điền kinh là cách gọi chung để chỉ nhiều môn thể thao riêng biệt nhưng có nhiều điểm tương đồng với nhau như đi bộ, nhảy xa, nhảy cao, ném lao, chạy các cự ly, ném đĩa, ném lao, đẩy tạ…
Ngoại trừ hình thức thi tiếp sức, thì còn lại tất cả các nội dung thi đấu của môn này đều được biết đến là thi đấu cá nhân. Về cơ bản thì điền kinh được cho là một hình thức để rèn luyện thể chất, đòi hỏi sự bền bỉ toàn diện về thể lực.
Trong giáo dục thể chất tại các trường học, môn thể thao này cũng được chú trọng phát triển để giúp học sinh, sinh viên có được sức khỏe tốt.
Nguồn gốc lịch sử
So với các nội dung khác đang phổ biến của điền kinh thì chạy, đi bộ, nhảy cao, nhảy xa, ném đá là những nội dung đã có từ lâu đời, và nhiều tài liệu cho thấy các nội dung này đã tồn tại từ thời… tiền sử.
Điển hình là người ta tìm được nhiều tài liệu về các môn này ở các lăng mộ Ai Cập cổ đại ở Saqqara, có từ năm 2250 trước Công nguyên. Tại Thế vận hội đầu tiên vào năm 776 trước Công Nguyên, môn thi đấu đầu tiên chỉ có chạy dài vòng quanh sân vận động. Về sau thì có thêm nhiều nội dung khác được đưa vào thi đấu như ném đá, nhảy cao, nhảy xa…
Vào thế kỷ thứ 17 tại Anh Quốc, các lễ hộithể thaonhư Cotswold Olimpick Games cũng có tổ chức thi đấu các môn điền kinh, nội dung thi ném búa tạ.
Trong những năm từ 1796 đến 1798 ở Pháp thì một giải đấu được xem là tiền thân của thế vận hội: L’Olympiade de la République, được diễn ra cùng với thời gian diễn ra cuộc Cách mạng Pháp. Cũng tại năm 1796, lần đầu tiên hệ thống điểm số được áp dụng để tìm ra người chiến thắng giải thưởng cao nhất.
Thi đấu hiện đại
Trong những năm giữa thế kỷ 19, tại nước Anh đã diễn ra rất nhiều giải các cuộc thi điền kinh mà chỉ dành riêng cho các sinh viên đại học. Sau đó đến năm 1850 thì thế vận hội dành cho tất cả mọi người đã được tổ chức lần đầu tiên tại Wenlock, Shropshire.
Đây cũng là một trong những môn thể thao được xét đưa vào trong thế vận hội Olympic đầu tiên trên thế giới vào năm 1896, từ đó trở thành một trong những môn thi đấu quan trọng nhất của Thế vận hội. Ban đầu thì chỉ dành cho nam giới, đến thế vận hội năm 1928 thì dành cho nữ cũng đã được đưa vào thi đấu. Điền kinh dành cho người khuyết tật cũng đã được đưa vào Olympic vào năm 1960.
Các nội dung thi đấu điền kinh
Thi chạy
Các môn chạy trên đường đua tại các sân vận động bao gồm chạy nước rút, chạy tầm trung và chạy cự ly dài. Riêng đối với chạy tiếp sức thì sẽ có 4 vận động viên thay phiên nhau hoàn thành phần thi của mình rồi chuyền gậy tiếp sức cho đồng đội để tiếp tục chạy.
Chạy vượt rào và chạy đồng băng được cho là các nội dung biến thể của môn chạy, các vận động viên thực hiện nội dung này phải vượt qua các chướng ngại vật được sắp đặt sẵn trên đường đua.
Các môn thi trên sân cỏ
Nhìn chung thì các môn thi trên sân cỏ được chia thành hai loại nhỏ là thi ném và thi nhảy. Trong đó nhảy cũng có nhiều nội dung khác nhau, tương tự các môn ném cũng có khá kha nội dung hấp dẫn:
Ném đĩa
Vận động viên sẽ ném một chiếc đĩa hình tròn sao cho quãng đường bay của nó là xa nhất so với quãng đường chiếc đĩa bị ném đi của các đối thủ khác cùng thi đấu. Môn ném đĩa là một trong những môn cổ đại và còn có hẳn một bức tượng Discobolus – Lực sĩ ném đĩa được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên của nhà điêu khắc Myron. Trong thời cổ thì môn này là một trong 5 môn phối hợp của Hy Lạp cổ đại. Còn ở hiện đại thì môn này không nằm trong 5 môn phối hợp.
Ném lao
Ném lao hay còn được gọi là phóng lao, các vận động viên của môn này sẽ phải phóng một cây lao dài khoảng 2,5 mét đi càng xa càng tốt. Để lao có thể đi được khoảng cách xa thì các vận động viên bắt buộc phải chạy lấy đà trong khu vực quy định.
Đây là môn có trong nội dung 10 môn phối hợp của nam và 7 môn phối hợp dành cho các vận động viên nữ.
Ném búa
Ném búa cũng là một trong những môn thể thao đã có từ thời cổ đại, được xem là một trong những nội dung thi đấu chính thức tại các thế vận hội thể thao. “Búa” ở đây không giống như các vật dụng dùng trong xây dựng, mà là một quả cầu kim loại được gắn vào các dây thép, các vận động viên sẽ ném xem ai là người có khoảng cách xa nhất.
Nhảy xa
Các vận động viên nhảy xa phải lấy đà từ xa trong khu vực quy định, giậm và nhảy đúng vị trí của ván giậm. Phía trước phần chạy lấy đà và ván giậm sẽ có một hố cát nông, dài từ 5 đến 7 mét. Hố cát này có tác dụng giúp giảm sự căng xương chân của các vận động viên khi tiếp đất. Thành tích của các vận động viên sẽ phụ thuộc vào khoảng cách mà họ nhảy được.
Nhảy xa ba bước
Nội dung này tương tự nhưng nhảy xa, các vận động viên sẽ chạy dọc theo đường chạy và thực hiện cú bật nhảy, một tiếp đất rồi nhảy cú cuối vào hố cát.
Trong luật quy định của IAAF thì cú bật nhảy phải được thực hiện với việc các vận động viên chạm đất lần đầu tiên trên một chân, bước chạm đất thứ hai ở chân còn lại và bước thứ ba thì trở về chân trước.
Nhảy cao
Các vận động viên sẽ phải chạy lấy đà trong khu vực quy định và nhảy qua một thanh xà ngang ở các mức độ cao khác nhau, mà không được sử dụng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào.
Được biết thì nội dung này đã được đưa vào thi đấu từ thời Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, người giữ kỷ lục thế giới là nam vận động viên Javier Sotomayor với 2,45 mét và nữ là Stefka Kostadinova với 2,09 mét.
Nhảy sào
Khác với nhảy cao, các vận động viên nhảy sào sẽ được chạy lấy đà và dùng một cây gậy dài và mềm để hỗ trợ cho việc nhảy qua một thanh xà ngang. Đây được phân loại là một trong các môn nhảy quan trọng trong điền kinh.
Các hiểu biết khác về điền kinh
Cự ly
Cự ly ngắn thì có100 mét, 200 mét, 400 mét.
Cự ly trung bình là từ500 mét đến 2000 mét.Riêng thi Olympic thì có nội dung800 mét và 1500 mét.
Cự ly dài thi tại thế vận hội Olympic là nữ3000 mét, nam 5000 mét và 10000 mét.
Điền kinh cho người khuyết tật
Là một trong những nội dung thi thể hiện tinh thần nhân văn trong thể thao, được đưa vào thi đấu chính thức ở Olympic để cổ vũ tinh thần cho những người khuyết tật.
Nội dung này được đưa vào thi đấu lần đầu vào năm 1960, về sau thì nội dung này mở rộng cho người dùng xe lăn, thiếu các chi, suy bại não và khiếm khuyết thị giác.
Các liên đoàn – cơ quan quản lý môn điền kinh
Năm 1880 thì có hiệp hội điền kinh nghiệp dư Amature Athletic Asociation – AAA của Anh quốc.
Năm 1888 thì có hiệp hội điền kinh nghiệp dư Mỹ.
Năm 1889 thì có Hiệp hội điền kinh Pháp.
Sau này thì có Liên đoàn điền kinh không chuyên quốc tế IAAF được thành lập vào năm 1912 và đổi tên thành Hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh vào năm 2001 để tổ chức và quản lý các giải thi đấu điền kinh quy mô quốc tế cho đến tận ngày nay. Đây là giải thi chuyên nghiệp và các vận động viên có thể nhận được tiền thưởng khi trở thành nhà vô địch.
Các giải điền kinh nổi tiếng
Giải vô địch điền kinh thế giới: tổ chức 2 năm 1 lần, vào tháng 8 các năm.
Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới: giải này tổ chức 2 năm 1 lần, bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài trong 3 ngày thi đấu.
Giải vô địch điền kinh thế giới U20: đây là sự kiện thường niên, bắt đầu vào tháng 7 và kéo dài trong 6 ngày thi.
Giải cúp châu lục điền kinh thế giới: giải này tổ chức 4 năm 1 lần, để các vận động viên tham gia và tích điểm cho đội của mình chứ không thi lấy thành tích cá nhân. Thời gian bắt đầu giải là vào tháng 9 của năm, diễn ra trong 2 hoặc 3 ngày.
Vô địch việt dã điền kinh thế giới: đây là cuộc thi có lịch sử lâu đời nhất trong môn Điền kinh, diễn ra vào tháng 3 hàng năm.
Lời kết
Tóm lại, điền kinh là một tập hợp nhiều môn thể thao mà mỗi một môn đều có sự đặc sắc của riêng mình. Mỗi năm việt nam đều có rất nhiều các giải thi đấu với nhiều quy mô khác nhau, diễn ra liên tục trên khắp hành tinh, là cơ hội để các vận động viên trẻ việt nam phấn đấu và khẳng định sự nghiệp của mình. Tại Việt Nam cũng phát triển khá rực rỡ và nhiều vận động viên đã tạo được dấu ấn trên đấu trường quốc tế với nhiều huy chương và giải thưởng danh giá. Tham gianhà cái BK8để tìm hiểu các môn thể thao khác