Cử tạlà một môn thể thao dựa trên sức mạnh, yêu cầu sự kiên nhẫn và dũng cảm từ phía vận động viên. Thường thấy cử tạ xuất hiện trong các sự kiện thể thao lớn, đặc biệt là tại Thế vận hội. Thế vận hội Olympic được coi là một sự kiện thể thao toàn cầu đáng kính, nơi tôn vinh môn thể thao đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo và tinh thần bất khuất của các vận động viên. Hãy cùng BK8 khám phá thêm về môn thể thao cử tạ.
Cử tạ là gì? Nguồn gốc của môn cử tạ
Cử tạ là gì?
Đây là một môn thể thao, vận động viên tham gia thi đấu môn này phải thực hiện động tác đẩy các đĩa tạ có trọng lượng lớn được gắn vào cùng một thanh gậy. Những vận động viên này có thể được gọi là Vận động viênCử tạ, hoặc là Lực sĩ.
Hiện tại thì có hai nội dung thi đấu chính thức được công nhận trên trường quốc tế là Cử giật và Cử đẩy. Cử giật là nhấc tạ lên khỏi mặt đất và đưa tạ lên đầu. Còn Cử đẩy là đưa tạ lên ngực rồi sau đó mới đẩy tạ lên đầu.
Trong khi thi đấu chính thức thì bộ phận trọng tài gồm 3 người sẽ ngồi trước mặt vận động viên, theo 3 hướng. Sau khi vận động viên hoàn thành động tác thì trọng tài sẽ thỏi còi báo hiệu hoàn thành, vận động viên có thể thả tạ.
Trường hợp nếu vận động viên không thể nhấc được tạ lên đầu và đứng dậy, thì không được tính là bài thi đã hoàn thành. Nếu như chưa có tiếng còi hiệu của trọng tài mà đã thả tạ thì cũng không được tính là phần thi hoàn thành.
Trong thi đấu thì sẽ có các hạng mục dành cho các lực sĩ có số cân nặng khác nhau. Mỗi vận động viên sẽ có 3 lần nâng thử, 2 trong số 3 lần có thành thích cao nhất sẽ tình là thành tích quyết định.
So với các mônthể thaocần đến sức mạnh khác, thì có thể thấy đượccử tạlà môn đòi hỏi ở vận động viên một sức mạnh rất lớn, mang tính bộc phát và bùng nổ, do vậy mà thời gian thực hiện phần thi của bộ môn này cũng nhanh hơn nhiều.
Và nếu để ý thì bạn sẽ thấy là các động tác được thực hiện trong cử tạ, cũng đã được nhiều chuyên gia thể chất phát triển để trở thành các động tác rèn luyện sức khỏe cường độ cao, như động tác squat chẳng hạn.
Nguồn gốc lịch sử nâng tạ
Theo dòng phát triển của văn minh loài người thì hình thức thi đấu xem ai nâng được vật nặng hơn đã tồn tại từ lâu đời, cụ thể là ở những bản ghi chép xưa của Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Môn cử tạ hiện đại được xem là có nguồn gốc từ các cuộc thi đấu bài bản từ châu Âu vào thế kỷ 19.
Trong giai đoạn những năm 1900 đã từng có thời gian môn cử tạ vắng bóng ở các thế vận hội, cho đến tận năm 1920 thì môn này mới được đưa vào thi đấu trở lại. Và cũng vào năm nay, các thí sinh đã được chia ra thi đấu theo cân nặng. Năm 1932, có 5 hạng mục cân nặng chính thức được đưa vào thi đấu.
Thời gian trước năm 1972 thì các trọng tài cử tạ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá một vận động viên có thực hiện đúng quy định hay không, vì các tư thế nâng tạ thời này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào phần hông, đôi khi các vận động viên đẩy hông nhanh khiến trọng tài không xác định được họ có sử dụng thêm lực bật của đầu gối để tạo lực hay không – vì trong môn này, việc dùng chân để tạo thêm lực đẩy giúp nâng tạ lên cao là phạm quy. Và do đó mà giờ đây người ta chỉ áp dụng Cử giật và cử đẩy vào trong thi đấu.
Vào năm 1891 thì mới bắt đầu xuất hiện các nhà vô địch cử tạ nam. Cử tạ dành cho nữ chỉ xuất hiện vào năm 1987.
Luật thi đấu
Các nội dung thi
Các hạng cân của IWF Nam:
- 61 kg (134 lb)
- 67 kg (148 lb)
- 73 kg (161 lb)
- 81 kg (179 lb)
- 96 kg (212 lb)
- 109 kg (240 lb)
- 109 kg trở lên (240 lb +)
Trong đó, các hạng mục 55 kg (121 lb), 89 kg (196 lb), 102 kg (225 lb) không nằm trong hạng mục thi đấu ở Olympic.
Các hạng cân nữ của IWF:
- 49 kg (108 lb)
- 55 kg (121 lb)
- 59 kg (130 lb)
- 64 kg (141 lb)
- 76 kg (168 lb)
- 87 kg (192 lb)
- 87 kg trở lên (191 lb +)
Trong đó, 45 kg (99,2 lb), 71 kg (157 lb), 81 kg (179 lb) không nằm trong các hạng mục thi đấu Olympic.
Cử tạ cơ bắp trong thế vận hội Thể thao
Ở từng hạng cân thì các vận động viên đều sẽ thực hiện cả hai nội dung là cử đẩy và cử giật. Thứ tự thi đấu sẽ tùy thuộc vào người dự thi, người nào chọn mức tạ thấp nhất thì sẽ được thi trước.
Nếu như một vận động viên không thành công ở mức tạ nào đó, thì họ được quyền thử nâng lại mức tạ đó, hoặc có thể đợi đến lượt mình ở các mức tạ sau. Lưu ý rằng trong thi đấucử tạthì các mức tạ sẽ được tăng dần, mỗi lần tăng là 1kg. Vì thế nên khi thất bại ở một mức tạ, vận động viên đó chỉ được nâng lại đúng mức đó, hoặc phải nâng mức cao hơn.
Trong trường hợp có 2 vận động viên cùng nâng một mức tạ như nhau, thì sẽ tính điểm cao hơn cho người thực hiện thành công động tác nâng và đẩy tạ lên đầu trước.
Trong quá trình thi đấu, nội dung cử giật sẽ được thi trước, liền sau đó là cử đẩy. Sẽ có hai trọng tài ở hai bên và một trọng tài, là ba người, ở phía trước của vận động viên.
Trọng tài ngồi ở giữa, đối diện với vận động viên sẽ tuyên “Thành công” hay “Thất bại” dựa trên phần thi và bộ quy luật về tiêu chuẩn của môn cử tạ. Ngoài ra, nếu không thống nhất được về kết quả thi đấu của một vận động viên nào thì các trọng tài có thể tham khảo ý kiến của một hoặc hai nhân viên kỹ thuật bộ môn để có kết quả cuối cùng.
Thi đấu cử tạ các giải nhỏ ở địa phương
Ngoài thi đấu ở các thế vận hội, đấu trường lớn thì còn có các giải đấu quy mô nhỏ hơn, trong khu vực, thành phố hoặc địa phương. Giải đấu sẽ gồm nhiều vận động viên nam và nữ.
Giải thưởng cao quý nhất ở các cuộc thi này là Vô địchcử tạ. Giải này được trao dựa trên số điểm mà các vận động viên tích lũy được thông qua hệ số Sinclair.
Hệ số này được hiểu là một hệ số được cơ quan quản lý thế giới của môn thể thao này đưa ra và phê duyệt và cho phép sự khác biệt về cả giới tính và trọng lượng cơ thể của người tham gia thi đấu.
Khi công thức được áp dụng cho tổng số tổng thể của mỗi người nâng và sau đó được nhóm lại cùng với các đối thủ khác và đánh giá, nó cung cấp một kết quả số để xác định những người nâng tổng thể của nam và nữ tốt nhất của cuộc thi. Do trong thi đấu, thông thường thì các vận động viên nặng cân sẽ nâng được tạ nặng, nhưng cũng có ngoại lệ nhiều vận động viên nâng được mức tạ nặng hơn trọng lượng cơ thể.
Đó là lý do mà hệ số Sinclair được áp dụng để kết quả đánh giá được khách quan và công bằng hơn.
Dụng cụ sử dụng trong cử tạ
Tạ đòn
Cử tạ Olympic sử dụng một thanh thép (còn được gọi là thanh tạ) với các ống xoay có đường kính lớn hơn ở hai đầu, giữ các đĩa tạ bọc cao su có trọng lượng khác nhau. Các ống xoay này có rất quan trọng, nhất là trong thi đấu Olympic với hai nội dung cử giật và cử đẩy, nếu không có các ống xoay này thì vận động viên sẽ nâng tạ khó khăn hơn, và có nguy cơ cao bị chấn thương.
Ở Olympic, tạ đòn của nam có trọng lượng là 20kg, đường kính trục là 28mm và dài khoảng 2,2 mét. Còn tạ đòn của nữ là 15kg, đường kính trục là 25mm và dài 1,310 mét.
Đĩa tạ
Có nhiều cách gọi khác nhau là đĩa tạ, tấm cân, bánh tạ… các đĩa tạ này có thiết kế bọc cao su và có cân nặng từ 10kg đến 25kg, gia số của các đĩa tạ này là 5kg.
Các tấm cao su bọc tạ cho phép giảm lực tác động khi thả tạ từng nhiều độ cao khác nhau. Theo quy chuẩn quốc tế thì đĩa tạ 10kg bọc cao su xanh lá, 15kg màu vàng, 20kg thì bọc màu xanh lam và 25kg thì bọc màu đỏ.
Ngoài hai phần cơ bản này thì trong khi thicử tạ, các vận động viên còn cần phải dùng thêm nhiều dụng cụ hỗ trợ khác như: Tấm sắt thi đấu, Vòng cố định các đĩa tạ vào tạ đòn, phấn, băng quấn bàn tay để tránh ma sát với tạ đòn trong lúc thi đấu, và trang phục thi đấu đúng qui định.
Cử tạ Việt tại Việt Nam có gì khác?
Tại Việt Nam cử tạ Việt Nam thì thành tích đáng được tuyên duyên nhất thuộc về nữ vận động viên Hoàng Thị Duyên, tại giải đấu châu lục diễn ra ở Uzbekistan, cô đã giành được 2 huy chương đồng hạng 59kg, xếp thứ 3 ở cử giật 100kg và xếp hạng ba chung cuộc, sau Kuo Hsing-chun và Luo Xiao-min. Đây là vòng thi có tích điểm cho Olympic được dự kiến đăng cai tại Nhật.
Duyên còn đạt được 3 huy chương vàng tại World Cup Roma 2020 với thành tích tổng cử 213 kg. ở SEA Games 30 cô đạt được thành tích 210 kg.
Trong kỳ thế vận hội Olympic sẽ được diễn ra ở Nhật, thì theo quy định của IWF, sẽ chỉ chọn ra 8 vận động viên ở mỗi hạng cân để tham gia tranh tài, mà ở mỗi quốc gia thì cũng sẽ chỉ cử một vận động viên đi thi đấu. Như vậy, có thể thấy Hoàng Thị Duyên đang là ứng cử viên sáng giá cho chiếc vé đến Nhật.
Lời kết về môn cử tạ
Tóm lại,cử tạlà một môn thể thao có nội dung thi đấu “đơn giản” nhất, nhưng đòi hỏi ở người vận động viên rất nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất trong đó là tinh thần kiên trì, chịu khó tập luyện và bền bỉ trước các áp lực lớn ở các giải đấu mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Tham gianhà cái BK8để thử sức với các môn thể thao