Thể dục dụng cụ là một bộ môn có nhiều hạng mục như dụng cụ nghệ thuật, xà đơn, xà kép, nhảy sào… đây là một hệ thống nhiều môn thể thao được “di truyền” từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận ngày nay. CùngBK8tìm hiểu bộ môngthể dục dụng cụnày nha
Thể dục dụng cụ là gì? Nguồn gốc lịch sử ra sao?
Thể dục dụng cụ là gì?
Thể dục dụng cụlà một bộ môn thể thao với nhiều bài tập thể lực kết hợp với nhau, đòi hỏi ở người vận động viên sự cân bằng, sức mạnh và sự linh hoạt, để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của tốc độ, sự phối hợp và sức bền trong các bài tập, bài diễn thi đấu.
Các động tác của môn thể dục dụng cụ được phối hợp từ nhiều phần của cơ thể với các nhóm cơ chính từ tay, chân, vai, lưng, ngực và bụng.
Đây là một trong những môn thể thao có “nguồn gốc” lâu đời nhất, bắt nguồn từ những bài tập của người Hy Lạp cổ đại. Trong thi đấu thì các hạng mục nhỏ của bộ môn này sẽ được phân chia ra cho nam và nữ thi đấu, với các quy định có khác nhau ít nhiều, để đảm bảo sự an toàn cho các vận động viên.
Cơ quan quản lý Thể dục dụng cụ trên toàn thế giới là Fédération Internationale de Gymnastique – viết tắt là FIG, với các môn được đăng ký thi đấu thể dục dụng cụ chính thức như Thể dục nghệ thuật nam – nữ, thể dục nhịp điệu, nhảy bạt lò xo, nhào lộn, parkour…
Trong thi đấu thì có nhiều cấp độ khác nhau, ở đó có các cấp độ thi đấu giành cho trẻ nhỏ, vận động viên giải trí, vận động viên cạnh tranh ở các cấp quốc gia, quốc tế…
Nguồn gốc lịch sử của thể thao bộ môn thể dục dụng cụ
Trong thời Hy Lạp cổ đại, ở vùng Sparta và Athens, người dân tập các bài tập để rèn luyện sức khỏe, chúng ta về sau thì những bài tập thể dục dụng cụ này cũng được áp dụng vào việc rèn binh. Trước đây ở Hy Lạp còn gọi việc luyện tập thể dục thể dục dụng cụ là γυμνάζω (gymnazo) – tức là “khỏa thân tập thể dục”, bởi lẽ thời đó đàn ông tập thể dục thì họ không mặc quần áo.
Đến năm 146 trước Công Nguyên, khi quân La Mã chinh phục thành công Hy Lạp thì thể dục dụng cụ được chính thức hóa, đưa vào huấn luyện quân đội. Theo như Philostratus thì bộ môn này được xem như một hình thức trí tuệ, sánh ngang với triết học, thơ ca và âm nhạc…
Về sau, ở Palestra người ta đã tạo ra một hình thức rèn luyện và thi đấu tập trung và việc phá vỡ các kỷ lục, hơn là tính kỷ luật hà khắc của quân đội.
Người đầu tiên mang bộ môn độc đáo này đến Pháp là Don Francisco Amorós y Ondeano, ông là một đại tá người Tây Ban Nha. Friedrich Ludwig Jahn là người đã khởi xướng phong trào thể dục dụng cụ ở Đức vào năm 1811, đồng thời phát minh ra các dụng cụ sử dụng trong bộ môn này. Bắt đầu từ năm 1820 thì bộ môn này được biết đến tại Mỹ.
Mãi đến năm 2006 thì một hệ thống tính điểm hoàn chỉnh cho bộ môn này mới được đưa vào áp dụng. Điểm A (hoặc điểm D) là điểm đánh giá độ khó. Đến năm 2009, điểm được dưa trên 8 yếu tố trong suốt bài diễn, điểm B (hoặc điểm E) được tính là điểm thực hiện và được dùng để đánh giá các kỹ năng được sử dụng trong bài thi.
3 hạng mục thể dục dụng cụ của Thế vận hội mùa Hè
Thể dục dụng cụ nghệ thuật vận động
Thể dục nghệ thuật là một trong những môn được yêu thích nhất trong số các hạng mục của bộ môn thể dục dụng cụ, tại các kỳ thế vận hộithể thaomùa hè, đây là một trong các môn được đông đảo khán giả trông đợi nhất.
Trong thể dục nghệ thuật, thể dục dụng cụ các vận động viên sẽ có thể sử dụng nhiều động tác kỹ thuật, mỗi động tác được thực hiện trong khoảng 30 giây đến 90 giây, và có sự kết hợp với các công cụ khác nhau.
Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm cho các cuộc thi là FIG. Trong thể dục dụng cụ nghệ thuật còn có nhiều hạng mục khác như:
Xà đơn
Dụng cụ chủ yếu được sử dụng trong môn thi này là các thanh xà đơn, xà cao… tức là thể dục dụng cụ các thanh xà được xem như một dụng cụ để rèn luyện sức khỏe thường thấy, đã được đưa vào trong thi đấu chính thức. Xà đơn là hạng mục thi đấu chỉ dành riêng cho nam, còn xà lệch là hạng mục thi đấu dành cho nữ.
Xà đơn được giữ ở một độ cao nhất định và song song với sàn nhà, có cáp và các giá đỡ cố định xà. Trong các cuộc thi có quy mô lớn thì xà được sử dụng bằng các sợi thủy tinh, có tính đàn hồi cao.
Xà kép vận động viên việt
Xà kép cũng là một trong các hạng mục thi đấu chỉ dành riêng cho các vận động viên nam, khi thi đấu thì các vận động viên việt thể dục dụng cụ được quyền sử dụng găng tay để bảo vệ lòng bàn tay, thế nhưng đa số thì người ta ít thấy họ sử dụng găng tay.
Xà kép là có hai thanh xà được cố định song song với nhau và cách mặt đất một độ cao nhất định, một bộ khung kim loại giữ nhiệm vụ cố định hai thanh xà này. Độ cao của khung có thể điều chỉnh được để phù hợp với độ cao của các động vận viên thi đấu.
Xà lệch
Xà lệch được biết đến là một hạng mục thi đấu dành riêng cho các vận động viên nữ. Xà lệch trong thi đấu và tập luyện dành cho các vận động viên được làm từ một khung bằng thép chắc chắn, còn riêng các thanh xà sẽ được chế tạo từ một loại sợi thủy tinh. Các thanh xà này cũng được đặt ở một độ cao xác định, có độ rộng khác nhau để vận động viên dễ dàng chuyển từ xà này sang xà kia và có thể điều chỉnh độ cao để phù hợp với các vận động viên.
Cầu thăng bằng
Môn cầu thăng bằng không chỉ được nhìn thấy ở các kỳ thế vận hội thể thao, mà còn được các trường học áp dụng để cho học sinh, cả nam và nữ, rèn luyện thể chất. Môn thể dục dụng cụ này đã được chính thức đưa vào thi đấu ở thế vận hội mùa hè từ năm 1936. Đa số tại các hội thi lớn thì đây là hạng mục dành cho nữ thi đấu.
Tên gọi khác của cầu thăng bằng là đồn cân bằng. Dụng cụ này là một thanh đòn dài 5 mét và rộng khoảng 10cm, bằng gỗ, được đặt trên giá đỡ cách mặt đất khoảng 1 mét 2.
Môn này đòi hỏi vận động viên phải thực hiện được các động tác nhảy, giữ thăng bằng, bật người về phía trước, phía sau hay thậm chí là quay người.
Động tác nhảy ngược chống tay, lộn nhào, lùi, chống tay ngược đầu, xoắn, roundoff… là những động tác hiện đại trên cầu cân bằng.
Vòng treo
Môn vòng treo được đánh giá là một trong những môn thể dục dụng cụ phổ biến, đòi hỏi ở vận động viên sự mềm dẻo, bền bỉ. Có rất nhiều bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Ngoài được trông thấy ở các kỳ thi đấu chính thức, môn vòng treo còn được áp dụng tại các phòng tập thể dục, để giúp người tập giữ gìn vóc dáng, nhất là ở phần cơ bụng và cơ lưng.
Thể dục nhịp điệu thể thao
Ở môn thể dục nhịp điệu, các vận động viên sẽ phải thực hiện một chuỗi các động tác theo nhạc, một cách thật nhịp nhàng, đồng bộ và đủ uyển chuyển để tạo hiệu ứng trình diễn đẹp mắt.
Các động tác của môn thể dục nhịp điệu sẽ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, dẻo dai, trí lực sáng suốt,… cũng bởi thế mà có rất nhiều phụ huynh đã cho con em đi tập thể dục nhịp điệu từ rất sớm.
Giàn nhún
Giàn nhún, hoặc còn được biết đến với tên chính thức ở trường quốc tế là Trampoline, đây là một trong ba môn thể dục dụng cụ quan trọng được đưa vào thi đấu chính thức ở thế vận hội thể thao mùa Hè, cùng với hai môn khác là thể dục nghệ thuật và thể dục nhịp điệu.
Thực tế thì môn nhảy/nhào lộn trên giàn nhún chỉ được chính thức đưa vào trong thế vận từ năm 2000, sự kiện diễn ra ở Sydney, Úc.
Giàn nhún được đưa vào thi đấu có thể là giàn tròn hoặc giàn vuông, với một tấm vải căng có độ đàn hồi tốt. Các vận động viên sẽ phải thực hiện các cú bật nhảy mạnh để đạt độ cao mong muốn, đồng thời thực hiện các động tác nhào lộn ở trên cao.
Lời kết bộ môn sử dụng dụng cụ này
Tóm lại thì thể dục dụng cụ là một môn thể thao có rất nhiều hạng mục thi đấu nhỏ, mà các hạng mục đó như là xà đơn, xà kép, thể dục nhịp điệu… đều đòi hỏi ở người vận động viên sự tập luyện kiên trì, một sức khỏe dẻo dai và một tinh thần không chịu khuất phục, để có thể tạo ra những màn diễn đều, đẹp và chính xác đến từng động tác. Tham gia nhà cái BK8 thử sức với các môn thể thao khác