Nhảy cao là một môn thể thao khá phổ biến, được cộng đồng ưa chuộng và đây cũng là một trong những môn thi đấu thu hút được nhiều sự theo dõi tại các kỳ thế vận hội thể thao thế giới. Bài viết BK8 sẽ đem đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về môn thể thao có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại này.
Nhảy cao là gì? Nguồn gốc của môn thể thao nhảy bật cao này
Nhảy cao là gì?
Môn này còn được gọi là Nhảy xà, hay trong tiếng Anh là High Jump. Đây là một nội dung thi đấu chính thức trong môn điền kinh, thường xuất hiện tại các kỳ thế vận hội Olympic. Môn nhảy cao đòi hỏi người vận động viên phải có một sức khỏe dẻo dai và sức bật mạnh ở phần cơ chân, để có thể thực hiện động tác nhảy qua một thanh xà ngang, có độ cao được điều chỉnh dần qua mỗi lần nhảy.
Khi thực hiện nhảy qua xà, các vận động viên không được sử dụng bất cứ dụng cụ trợ lực nào. Tất cả các vận động viên đều được lựa chọn mức xà khởi đầu cho mình, và cùng thi đấu cho đến khi chỉ còn lại người cuối cùng nhảy được mức xà cao nhất thì sẽ trở thành người chiến thắng.
Môn thể thao này tương đối gần gũi với cộng đồng, từ lâu đã được đưa vào làm một môn học trong chương trình giáo dục thể chất tại nhiều trường trung học và đại học.
Nguồn gốc lịch sử nhảy bật cao
Là một trong những môn điền kinh cổ đại, ban đầu môn thể thao này được phát triển với mục đích để cho các binh lính cổ đại luyện tập, sau đó thì được phổ biến cho đại chúng. Trong quá trình phát triển của mình, môn nhảy xà đã có nhiều thay đổi để bớt nặng nề hơn và mang tính thi đấu giữa các vận động viên với nhau hơn.
Buổi thi đấu đầu tiên của môn nhảy xà là ở Anh, diễn ra vào năm 1886. Sau đó đến năm 1890 thì môn này được phổ biến trên toàn thế giới, đến năm 1896 nhảy xà đã được chính thức phê duyệt tranh tài chức vô địch tại Olympic Hy Lạp. Đến năm 1928 thì ở Olympic mới bắt đầu có nội dung thi đấu dành cho vận động viên nữ.
Các khía cạnh của môn nhảy xà
Luật thi đấu nhảy bật cao
Trước khi thi đấu thì các trọng tài sẽ thông báo trước với tất cả các vận động viên đang có mặt về mức xà khởi đầu cũng như mức nâng xà sau mỗi lần một mức xà đã được hoàn thành. Khi chưa vào thi thì các vận động viên cũng được phép chạy đà thử và đo đà, nhảy thử.
Mức nâng xà sẽ được dừng lại chỉ khi nào còn lại duy nhất một vận động viên và người này thực hiện thành công cú nhảy thì được xem là người chiến thắng cuối cùng.
Trong thi đấu thì 2cm là mức nâng tối thiểu sau mỗi lần các vận động viên thực hiện xong phần nhảy của mình. Mức nâng xà ở mỗi lần nâng sẽ là như nhau và duy trì cho đến khi không còn vận động viên nào nhảy qua mức xà cuối cùng đó nữa.
Trong trường hợp chỉ còn lại duy nhất một vận động viên, nhưng người này vẫn có thể nâng mức xà lên thì vẫn sẽ được chấp nhận, mức xà cuối cùng được nhảy thành công sẽ trở thành kỷ lục của kỳ thi, thậm chí nó còn là kỷ lục của thế giới.
Riêng đối với thi nhảy xà trong hình thức thi đấu 3 môn phối hợp thì mức nâng xà tối thiểu ở mỗi lần là 3cm.
Dựa vào kỹ thuật, luật thi đấu cũng quy định là các vận động viên chỉ được phép giậm và nhảy chỉ bằng một chân.
Thời gian bắt đầu thi thì kể từ lúc trọng tài gọi tên thí sinh cho đến lúc người ngày thực hiện xong phần thi của mình là khoảng 1 phút. Trong lúc một vận động viên đang thi thì những người khác sẽ không được đến gần khu vực thi, kể cả khi vực chạy đà.
Khi thi đấu thì cá nhân các vận động viên được quyền đề xuất mức xà khởi đầu cho mình.
Nếu ở một mức xà mà vận động viên nhảy không qua 3 lần thì sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
Các trọng tài có nhiệm vụ phải đo lại xà sau mỗi lần một vận động viên thực hiện xong phần thi của mình, vì có thể sau khi nhảy thì có sự tác động làm thay đổi ít, hoặc nhiều, các mức xà.
Cuối cùng, nếu cùng một mức xà mà có hai người cùng nhảy qua thì chiến thắng sẽ thuộc về người nào nhảy ít hỏng hơn. Ngoài ra, nếu có hai vận động viên liên tục thực hiện thành công các mức xà như nhau, thì sẽ lần lượt tăng mức xà cho đến khi chỉ còn một người nhảy được.
Và khi xà nâng đến một độ cao mà hai vận động viên cùng đồng thời thực hiện cú nhảy thất bại thì sẽ được hạ mức xà, mỗi lần hạ 2cm, 2 người này sẽ tiếp tục thi đấu cho đến khi chỉ còn 1 người nhảy thành công.
Kỹ thuật nhảy bật cao, chân, giậm nhảy, chạy, bước
Tiếp cận giậm nhảy bật cao
Thực hiện 10 bước chạy đà, trong đó 5 bước đầu người chạy sẽ vận dụng kỹ thuật chạy nước rút, tư thế thẳng đứng rồi sau đó mới chuyển qua 5 bước cuối cùng về phía xà, lúc này vận động viên sẽ nghiêng người và sử dụng sức bật của khớp mắt cá chân để qua xà.
Chạy bước nhảy bật cao
Người của vận động viên sẽ phải cong về phía thanh xà và phải thực hiện cú nhảy thẳng khi gần chạm đến trọng tâm của thanh xà, sau đó thì xoay chân, hông và phần vai cho đến khi lưng gần với thanh xà thì ưỡn người bằng hai đầu gối để phần hông vượt qua khỏi xà, và cuối cùng là nhanh chóng khép, duỗi hai chân để an toàn đưa cả thân người vượt qua thanh xà ngang.
Trang thiết bị nhảy bật cao
Giày dành cho chân nhảy bật cao
Theo quy định của Liên đoàn điền kinh thế giới IAAF, quản lý môn nhảy cao, thì giày được các vận động viên sử dụng được phép có gai nhưng số gai ở đế giày không được vượt quá 11 gai. Mật độ phân bố gai tiêu chuẩn nên là 6 gai ở phần lòng bàn chân về trước và 4 gai ở phần gót chân.
Những đôi giày có gai sẽ giúp cho vận động viên giậm nhảy thoải mái và có thể tạo được độ bám vừa phải, giúp người mang giữ được thăng bằng cần thiết.
Cầu nhảy bật xà
Cầu nhảy hay còn được hiểu là hai cột giữ xà, cần phải có phần đế đủ vững để không bị ngã nếu như có vận động viên nhảy chạm vào thanh xà gác ngang. Trên cột phải có thước đo đúng tiêu chuẩn quốc tế để khi thực hiện các mức nâng xà được chính xác.
Thanh xà ngang
Thanh xà ngang được sử dụng trong bộ môn nhảy cao – nhảy xà là thanh được đặt nằm ngang và có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, tùy nơi và tùy quy chuẩn của cuộc thi. Thông thường thì xà này có chiều dài từ 3.98 mét đến 4.02 mét và có trọng lượng khoảng 2kg.
Đệm
Đệm đỡ là dụng cụ bắt buộc tại các cuộc thi nhảy, trong nhảy xà thì đệm thường có kích thước là 5m x 3m. Chúng thường được bao bọc bằng các tấm phủ có chất liệu chịu được tính đàn hồi và sự thay đổi của thời tiết. Đệm được sử dụng để đỡ các vận động viên khi thực hiện xong cú nhảy, tránh việc phải tiếp xúc trực tiếp với đất ở các độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người nhảy.
Lợi ích của môn chạy nhảy bật cao
Trong suốt quá trình nhảy cao, người tập môn thể thao này cần phải huy động sức mạnh nhiều, nhất là ở phần cơ chân, từ lúc chạy đà cho đến lúc thực hiện động tác nhảy qua xà ngang. Những hoạt động này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình tập luyện, sẽ giúp cho cơ thể sản sinh ra nhiều axit lactic, đây là một chất gây mệt mỏi cho cơ bắp, từ đó sẽ kích thích sản sinh thêm cơ, tăng sự dẻo dai, khỏe mạnh cho người tập luyện.
Việc sản sinh thêm số cơ và có một hướng chuyển động khác với bình thường, tung người lên không, thì cơ thể cũng sẽ quen với một dạng chuyển động “mới”, từ đó giúp cơ thể bạn “nhớ” được cách di chuyển trong những khi cần thiết, từ đó tránh được các tổn thương khi phải chuyển hướng, hoặc né tránh vật cản một cách đột ngột.
Môn thể thao này còn giúp gia tăng nhịp tim một cách ổn định và bền vững cho người tập, việc chuyển động nhanh sẽ kích thích tim hoạt động tích cực hơn trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể.
Và cuối cùng là, hoạt động với cường độ cao để tập luyện cho môn thể thao này sẽ giúp cho bạn đốt cháy được nhiều mỡ thừa trong cơ thể, giúp cơ thể săn chắc, thon gọn hơn.
Lời kết về môn chạy nhảy cao
Nhảy cao là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, việc hoạt động các cơ ở phần chân không chỉ giúp tăng khối lượng cơ, mà còn tăng sức phản ứng nhanh nhẹn cho cơ thể, giúp ích nhiều cho việc phản ứng nhanh trong các tình huống đời thường. Do vậy mà chúng ta không chỉ được xem môn này ở các kỳ vận hội thể thao mà còn được thực hành ở các cấp trường học, từ trung học đến đại học.